Xác định chiến trường ở Tây Nguyên là trọng điểm trong Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, ngụy, đầu năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tăng cường tiềm lực về quân sự, xây thêm hàng trăm căn cứ, đồn bốt ở nam Tây Nguyên; xây dựng và mở rộng các sân bay, căn cứ hậu cần ở Buôn Ma Thuột, Đức Lập, Gia nghĩa, Nhân Cơ… Xác định địa bàn khu vực Quảng Đức có vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự, kinh tế, chính trị… nên địch đã thiết lập chốt Đạo Trung, xem như “cánh cửa thép” nhằm ngăn chặn tuyến chi viện của ta từ biên giới Campuchia về dãy Nâm Nung và khu 6 (tỉnh Lâm Đồng), kết hợp đánh phá quân giải phóng ta, mở rộng và củng cố địa bàn chiến lược.
Cuối năm 1973 đầu 1974, trên chiến trường Quảng Đức, chủ trương của ta là đánh địch đồn trú tại đồi Đạo Trung để ngăn chặn địch ở Đắk Song, không cho chúng mở rộng ra đến khu giải phóng của ta dọc tuyến Quốc lộ 14. Trận đánh của quân chủ lực ta đêm 31/1/1974 rạng sáng 1/2/1974 vào chốt Đạo Trung làm tiêu hao sinh lực địch, phá hủy công sự, cơ sở vật chất và sở chỉ huy của địch tại đồi Đạo Trung; làm quân địch hoang mang, lo sợ. Các hệ thống chốt chỉ huy trên địa bàn quận Khiêm Đức nói riêng và tỉnh Quảng Đức nói chung bị lung lay, tinh thần chiến đấu của địch phân tán, suy yếu. Chiến thắng tại Quảng Đức chính là tiền đề tiến tới giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 và giải phóng Gia Nghĩa ngày 23/3/1975.
Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Chiến dịch Tây Quảng Đức Tháng 11/1973 - Tháng 4/1974 (Chi khu Kiến Đức), thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông được công nhận là Di tích cấp Quốc gia ngày 7/1/2020.
Loại hình
- Du lịch văn hóa
- lịch sử
Viết đánh giá