Cánh đồng Buôn Choa'h là một đồng bằng rộng lớn thuộc xã Buôn Choa’h, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Mang cái tên Buôn Choa'h có nghĩa là "Buôn Cát", với tuổi địa chất thành tạo lên tới 300.000 năm cách ngày nay. Cánh đồng Buôn Choa'h được thành tạo trên bề mặt bào mòn cổ của các đá trầm tích lục nguyên cát bột sét kết của hệ tầng La Ngà và có sự tương tác với các thành tạo phun trào basalt của hệ tầng Xuân Lộc. Cánh đồng thuộc quần thể Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Cánh đồng Buôn Choa'h có bề mặt bằng phẳng, được cấu tạo bởi các thành tạo trầm tích aluvi, thành phần trầm tích tầng mặt chủ yếu là cát bột sét. Cánh đồng có giới hạn phía Đông là sông Sêrêpốk, phía Bắc - Nam là các dải đồi núi cấu tạo bởi cát bột sét kết, chuyển tiếp giữa basalt với đồng bằng là các vách dốc đứng cao từ 2 - 5m, để lộ ra các thành tạo đá basalt. Đây là sản phầm nguội lạnh từ dòng dung nham của núi lửa Chư B’Luk.
Tuy cánh đồng có diện tích không lớn, nhưng có cảnh quan đẹp và là vùng đất canh tác lúa nước chủ yếu của huyện Krông Nô. Trên bề mặt cánh đồng này đang được trồng lúa và hoa màu. Đặc biệt, cánh đồng Buôn Choa'h là nơi sản xuất ra loại gạo Buôn Choa’h ngon nổi tiếng gần xa và hiện đang được xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý quốc gia cho sản phẩm này. Với những lợi thế sẵn có về vùng đất núi lửa trong hệ thống Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, huyện Krông Nô đang nỗ lực thực hiện những bước đi mới nhằm khẳng định, cánh đồng Buôn Chóah không những là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Đắk Nông mà còn là vùng chuyên canh lúa lớn nhất Tây Nguyên.
Loại hình
- Du lịch tham quan
- khám phá
Viết đánh giá