Đến Đăk Nông mua đặc sản gì làm quà đem về???
1. Cà phê
Với chất đất bazan màu mỡ, địa hình, khí hậu và lượng mưa phù hợp đã giúp Đắk Nông trở thành một trong những vùng trọng điểm về trồng và chế biến cà phê và tạo ra hạt cà phê có chất lượng cao, hương vị khác biệt so với những vùng đất khác, trong đó nổi tiếng là café vối Robusta.
2. Hạt tiêu
Hồ tiêu là một sản phẩm gia vị quí, được sử dụng nhiều trong đời sống, trong công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành y dược.
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được sản xuất chế biến từ hạt tiêu như: hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng, hạt tiêu đỏ; đặc biệt là tinh dầu tiêu và piperin. Ngày nay, tiêu cũng là một trong những sản phẩm được nhiều du khách khi đến Đắk Nông mua về để làm quà tặng
3. Bơ
Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuân lợi, bơ trồng tại Đắk Nông được đánh giá là có vị thơm ngon đặc trưng, cơm dày, dẻo, hàm lượng dinh dưỡng cao. Những năm gần đây, trái bơ đang trở thành một trong những loại quả có giá trị kinh tế cao, giá bơ cũng tăng lên theo từng mùa. Các loại bơ đặc trưng gồm: Bơ 034, Bơ Booth, Bơ Cu ba...
4. Sầu riêng
Sầu riêng tại Đắk Nông được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, có hương thơm, vị béo ngọt khiến cho ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi. Ngon nhất là sầu riêng được trồng tại trang trại Gia Trung (Gia Nghĩa) và tại huyện Đắk Mil. Các loại sầu chủ yếu tại đây bao gồm Ri 6, Út Thủy (Bến Tre) và Monthong (Thái Lan) được cấp chứng chỉ VietGAP. Với mệnh danh là “Ông hoàng” của nhiều loại trái cây nên mỗi khi ghé Đắk Nông vào mùa sầu riêng, du khách thường hay thưởng thức và mua về làm quà.
5. Cá lăng sông Sêrêpốk
Cá lăng thuộc họ cá da trơn, thường sống ở nhiều nơi. Nnhiều nhất là cá lăng đuôi đỏ thường sống ở sông Sêrêpốk chảy qua địa bàn huyện Krông Nô và huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Nông. Cá lăng có thể làm được nhiều món ăn như nướng, om, làm chả, hấp, xào tỏi hay nấu cháo...
Món cá lăng nướng than hồng là một món hấp dẫn vô cùng. Cá thường được bọc trong một loại lá rừng rồi mới đem nướng. Món cá này chấm với muối được làm từ xả, ớt xanh và lá rừng nên khi ăn cùng với cơm lam thì sẽ càng mang lại hương vị đậm đà và rất đặc trưng của ẩm thực Đắk Nông. Món ăn này đã vinh dự được xác lập Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020, 2021.
6. Mắc ca sấy
Một trong những loại ẩm thực không thể thiếu trong các cuộc vui, lễ hội của cộng đồng chính là rượu cần. Rượu được ủ trong những chiếc ché không qua chưng cất; nguyên liệu ủ rượu rất bình dị như lúa, trấu cùng với loại men được làm từ lá, vỏ cây rừng. Trong văn hóa của các dân tộc tỉnh Đắk Nông, rượu cần vừa là sản vật, đồng thời cũng là lễ vật của người dân các dân tộc nơi đây dâng cho thần linh, trời đất mỗi dịp lễ hội. Vì vậy, rượu cần không được sử dụng hàng ngày, mà chỉ dùng mỗi khi đón khách quý hay trong các lễ hội, những dịp trọng đại của bon, làng.
Khi uống rượu, người ta thường dùng một chiếc cần duy nhất được làm từ cành trúc uốn cong, mọi người từ chủ nhà đến khách, chuyền tay nhau cùng uống, điều này thể hiện tính hiếu khách, chia sẻ, đoàn kết của cộng đồng.
7. Gạo Buôn Choah
Gạo Buôn Choah được trồng tại xã Buôn Choah, huyện Krông Nô - là vựa lúa lớn nhất của tỉnh Đắk Nông, vùng đất này được hình thành trên nền đất núi lửa, có khí hậu thuận lợi cùng nguồn nước tưới có hàm lượng khoáng chất rất lớn. Chính những đặc điểm về yếu tố thổ nhưỡng đã góp phần tạo nên thương hiệu Gạo Buôn Choah với hương vị đặc trưng. Bên cạnh đó, gạo được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, với quy trình, kỹ thuật sản xuất gắt gao theo tiêu chuẩn đã tạo nên thương hiệu gạo chất lượng của tỉnh. Chỉ cần nếm thử thôi cũng đủ cho thực khách phải ngây ngất bởi chính hương thơm, dẻo, vị ngọt đậm và giá trị dinh dưỡng trong từng hạt gạo.
8. Thịt nướng – cơm lam
Cơm lam là món ăn được yêu thích nhất và luôn có mặt trong các lễ hội, cuộc vui của đồng bào. Nguyên liệu chính của cơm lam là gạo nếp. Sau khi ngâm gạo nếp, gạo được bỏ vào ống tre, ống nứa, lấy nước suối để nấu. Những ống nứa đựng gạo nếp được đốt trên lửa hoặc vùi trong than. Khi cơm chín, người ta chẻ bỏ lớp cháy bên ngoài, lộ ra phần ruột trắng ngần.
Đi cùng với cơm lam chính là thịt nướng, cũng từ thịt gia súc, gia cầm nhưng thường chế biến theo một cách rất riêng. Phần lớn nguyên liệu được nướng trên than, không ướp tẩm gia vị mà xiên que hoặc để vào ống lồ ô và nướng. Cách chế biến này tốn ít thời gian, thuận lợi cho việc đi rừng, đi rẫy... Khi ăn, người ta hay chấm với muối ớt.
9. Canh thụt đọt mây
Canh thụt là món ăn lâu đời của người Mnông và các dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Nông. Món ăn này được kết hợp từ các loại rau rừng như lá bép (còn gọi là lá nhíp), đọt mây, cà đắng với các loại cá suối để cho ra món canh đậm chất dân dã mà lại vô cùng hấp dẫn. Cái tên “canh thụt” xuất hiện từ việc ngày xưa, khi người dân đi làm, thường nấu canh trong những ống tre, ống nứa mọc trong rừng. Khi nấu, người ta dùng đũa để khuấy các nguyên liệu cho mềm. Canh thụt ngày nay ngoài các nguyên liệu như lá nhíp, đọt mây, cà đắng thì được kết hợp thêm với đa dạng các nguyên liệu khác như: lòng non, sườn heo, cá hộp... để tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.
10. Rượu cần
Một trong những loại ẩm thực không thể thiếu trong các cuộc vui, lễ hội của cộng đồng chính là rượu cần. Rượu được ủ trong những chiếc ché không qua chưng cất; nguyên liệu ủ rượu rất bình dị như lúa, trấu cùng với loại men được làm từ lá, vỏ cây rừng. Trong văn hóa của các dân tộc tỉnh Đắk Nông, rượu cần vừa là sản vật, đồng thời cũng là lễ vật của người dân các dân tộc nơi đây dâng cho thần linh, trời đất mỗi dịp lễ hội. Vì vậy, rượu cần không được sử dụng hàng ngày, mà chỉ dùng mỗi khi đón khách quý hay trong các lễ hội, những dịp trọng đại của bon, làng. Khi uống rượu, người ta thường dùng một chiếc cần duy nhất được làm từ cành trúc uốn cong, mọi người từ chủ nhà đến khách, chuyền tay nhau cùng uống, điều này thể hiện tính hiếu khách, chia sẻ, đoàn kết của cộng đồng.
Viết bình luận của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *