Cầu Sêrêpốk hay còn gọi là cầu 14 thuộc xã Tâm Thắng (Cư Jút). Đây là cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông Sêrêpốk, nối đôi bờ hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ngày nay.
Ngược dòng thời gian, trong quá trình xâm chiếm Tây Nguyên, thực dân Pháp đã nhận thấy sự khó khăn trong việc di chuyển trên con đường huyết mạch, làm ảnh hưởng đến ý đồ xâm chiếm mở rộng lãnh thổ. Năm 1941, chính quyền thực dân Pháp quyết định xây dựng cầu 14 và nó được xây dựng bằng xương máu của các tù nhân chính trị, người dân địa phương. Cây cầu được hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 1957 và được chính quyền Pháp đặt tên là cầu 14 bởi cầu nằm trên tuyến đường 14, người dân địa phương đặt tên là cầu Sêrêpốk vì bắc qua sông Sêrêpốk.
Bước sang giai đoạn 1954-1975, tuyến đường 14 được đế quốc Mỹ và ngụy quyền khai thác triệt để, bố trí lực lượng chốt chặn nhằm kiểm soát, ngăn chặn mọi nguồn lực của bộ đội Việt Nam. Cũng chính tại nơi đây, quân và dân ta mở mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) rồi hướng về Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Từ năm 1975 đến nay, cây cầu 14 song hành cùng người dân Tây Nguyên phát triển kinh tế.
Hiện nay, cây cầu Sêrêpốk vẫn còn khá nguyên vẹn cho dù trải qua hơn 100 năm tồn tại. Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân địa phương vẫn trân trọng và gìn giữ cây cầu cho mai sau.
Với ý nghĩa đó, cầu Sêrêpốk được UBND tỉnh Đắk Nông chọn làm điểm di sản của Công viên địa chất Đắk Nông thuộc tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới”.
Loại hình
- Du lịch văn hóa
- lịch sử
Liên hệ
- Xã Tâm Thắng , huyện Cư Jút
Viết đánh giá