Từ lâu việc đan lát các vật dụng, đồ dùng làm từ mây, tre, nứa đã gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc M’Nông. Với nguồn nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có, từ khối óc và đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân tại Bon Ting Wel Đăng, xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long đã sáng tạo nên nhiều vật dụng phục vụ cho đời sống lao động, sản xuất như gùi, nia, nơm...
Kỹ thuật đan lát của đồng bào M’Nông nơi đây rất kỳ công, phức tạp, chủ yếu là kỹ thuật cài lóng mốt, đôi ba hoặc cài nan hình lục giác để tạo nên nhiều dạng hoa văn sinh động, đặc sắc như hình xương cá, quả trám, lượn sóng đan xen xung quanh thân và theo mảnh cùng với màu sắc cơ bản là màu da lươn, màu đen. Các sản phẩm đan lát sau khi hoàn thiện sẽ được đặt trên dàn bếp lửa để hun khói nhằm tạo thêm độ bền cho sản phẩm. Đây chính là điểm độc đáo trong kỹ thuật đan lát của đồng bào M’Nông tại Bon Ting Wel Đăng.
Cùng với những nỗ lực trong công tác bảo tồn, khôi phục nghề truyền thống, hiện nay tại Bon Ting Wel Đăng có 10 nghệ nhân đan lát giỏi và lớp thanh niên cận kề. Du khách hãy một lần đến với làng nghề đan lát M’Nông để được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến các nghệ nhân của làng nghề đan lát, sáng tạo nên các sản phẩm thủ công mộc mạc, chứa đựng cả công sức, tâm huyết, cái hồn được gửi gắm trong từng sản phẩm.
Viết bình luận của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *